Quá trình làm hồ sơ du học tưởng đơn giản nhưng chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng. Tại bài viết bày, EduHub sẽ phân tích những sai lầm thường gặp khi làm hồ sơ đi du học nước ngoài và cách xử lý!
Chuẩn bị hồ sơ không đầy đủ
Hồ sơ là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn tới việc Lãnh sự quán có cấp visa cho bạn hay không. Hồ sơ xin visa du học Đài Loan, hồ sơ du học Hàn Quốc, hồ sơ du học Nhật… hay bất cứ quốc gia nào cũng cần phải đảm bảo yếu tố chỉn chu, cung cấp thông tin chính xác. Theo số liệu thống kê, đa phần hồ sơ xin visa du học bị đánh trượt là lỗi thông tin không đúng, không khớp với những gì đã khai báo hoặc hồ sơ chưa công chứng theo quy định.
Chuẩn hồ sơ nộp du học quốc tế là phải được dịch từ tiếng Việt sang ngôn ngữ được sử dụng tại quốc gia bạn đăng ký theo học.
Hồ sơ sau khi dịch phải được công chứng đầy đủ. Tốt nhất là bạn nên nộp hồ sơ xin visa trước khoảng 3 tháng để tiện xoay sở khi Lãnh sự quán yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ hoặc yêu cầu xác nhận thông tin.
Không chứng minh được nền tảng tài chính
Chứng minh tài chính là yếu tố bắt buộc khi làm hồ sơ du học Đài Loan hay các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, New Zealand. Điều này cũng nhằm giải quyết thực trạng nhiều sinh viên mượn danh nghĩa đi học học để kiếm việc làm thêm hoặc định cư bất hợp pháp tại một quốc gia buộc.
Chứng minh tài chính ở đây có nghĩa là bạn cần cung cấp nguồn lực tài chính đủ sức chi trả cho các khoản chi phí từ học phí, sinh hoạt trong suốt thời gian học tập. Bạn có thể sử dụng sổ tiết kiệm, sao kê thu nhập hàng tháng, tài sản đang sở hữu hoặc chứng minh được mối quan hệ với người chi trả tiền cho bạn trong thời gian sinh sống tại nước ngoài.
Thường thì Lãnh sự quán sẽ yêu cầu bạn có đủ số tiền tương đương với chi phí năm đầu tiên du học.
Chọn quốc gia, ngành học không phù hợp
Sai lầm chung của nhiều người là dựa vào danh tiếng của quốc gia, trường học mà quên mất việc quan tâm tới sở thích và năng lực của bản thân. Từ đó dẫn tới hệ lụy nảy sinh tâm lý chán chường chỉ sau một học kỳ.
Lời khuyên cho bạn là nên nhìn nhận lại năng lực của bản thân, biết đâu là điểm yếu để rau dồi đúng lúc, đâu là đam mê để lựa chọn ngành học thật sự phù hợp. Đồng thời cần có sự nghiên cứu thật kỹ yêu cầu đầu vào, chuẩn đầu ra để chuẩn bị tâm thế vững vàng nhất.
Trình độ tiếng Anh kém
Mỗi quốc gia, trường học sẽ có yêu cầu mức tiếng Anh xét visa, đầu vào khác nhau. Tuy nhiên, giao tiếp tiếng Anh tốt là yêu cầu cần thiết để bạn đậu visa du học. Thông thường, điều kiện du học tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh là IELTS tối thiểu là 5.5 cho hệ du học Cao đẳng, Đại học và IELTS 6.0 cho hệ Cử nhân và 6.5 cho hệ Thạc sĩ sau đại học.
Thêm một lưu ý nhỏ nữa là bạn phải đảm bảo trau dồi toàn diện cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết bởi chỉ cần một kỹ năng có điểm không đạt yêu cầu thì rất có thể bạn sẽ rớt từ vòng phỏng vấn visa. Nếu chưa tự tin với vốn tiếng Anh hiện có, bạn cần dành nhiều thời gian tự học hoặc theo học tại các trung tâm luyện thi để có lộ trình phù hợp.
Bài luận giới thiệu bản thân chưa tốt
Thêm một sai lầm phổ biến nữa là nhiều thí sinh không dành thời gian nghiên cứu bài luận dẫn tới tình trạng viết lan man, sơ sài. Bài luận giới thiệu về bản thân và kế hoạch học tập càng logic thì càng chứng tỏ tư duy, trình độ của bạn. Một bài luận hay là bài luận giải đáp được các câu hỏi quan trọng như: tại sao bạn chọn học ngành đó, trường đại học đó; kế hoạch học tập trong thời gian du học; dự định sau khi hoàn thành khóa học.
Để làm tốt bạn cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin cơ bản về quốc gia, ngành học, trường học mà bạn đang theo đuổi, từ đó chắt lọc thông tin và đưa vào bài viết. Hãy nhớ là viết bằng cảm xúc chân thực với nhiều ví dụ thực tế, phân tích có chiều sâu để gây ấn tượng với Lãnh sự quán và Nhà trường nhé!
Không chuẩn bị cho bài phỏng vấn
Nhiều người chủ quan vì nghĩ phỏng vấn chỉ là buổi trao đổi tâm tư, nguyện vọng du học mà quên rằng đây là vòng quan trọng nhất của hành trình nộp hồ sơ du học và có tác động trực tiếp tới việc bạn có xin được visa du học hay không. Vì vậy, bạn cần dành thời gian ôn luyện, trau dồi vốn kiến thức phong phú, giao tiếp tự tin nhằm gây ấn tượng với người phỏng vấn.
Một vài tips cho ngày phỏng vấn là hãy có mặt đúng giờ, chuẩn bị trang phục chỉn chu, lịch sự, trả lời dõng dạc, đúng vào thông tin ghi trên hồ sơ, đặc biệt là đi thẳng vào vấn đề.
Trên đây là những sai lầm phổ biến khi chuẩn bị hồ sơ du học mà bạn cần tránh nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. EduHub chúc bạn sớm chinh phục ước mơ du học!