Search

Kỹ năng mềm là gì? Tìm hiểu tất tần tật về kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là hành trang vững chắc cho bạn trong cả công việc và cuộc sống. Thế nhưng bạn biết kỹ năng mềm gồm những gì và nên học kỹ năng mềm như thế nào khoa học? Hãy cùng EduHub tìm hiểu thêm tại bài viết này nhé!

Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm tiếng Anh gọi là soft skills gồm tập hợp những kỹ năng thực hành xã hội được sử dụng chủ yếu trong cuộc sống của mỗi người. Đây là loại kỹ năng được các nhà tuyển dụng quan tâm khi phỏng vấn ứng viên và thường được đánh giá qua khả năng tương tác, làm việc với tập thể.

ky nang mem la gi tim hieu tat tan tat ve ky nang mem - 1

Các loại kỹ năng mềm phổ biến hiện nay

Để phát triển bản thân và đạt thành công trong cả công việc và cuộc sống, bạn cần tìm hiểu các ví dụ về kỹ năng mềm như:

Kỹ năng giao tiếp

Trong số những kỹ năng mềm thì giao tiếp là kỹ năng có tầm ảnh hưởng nhất tới sự thành công của mỗi người. Giao tiếp tốt là chìa khóa gắn kết các mối quan hệ tốt hơn, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai. 

Kỹ năng thích nghi

Kỹ năng thích nghi sẽ thật sự hữu dụng khi bạn chuyển sang môi trường sống hoặc làm việc mới. Khả năng thích nghi tốt sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh chóng hơn, tránh trạng thái bị động, từ đó nắm bắt được cơ hội tốt để vươn lên, khẳng định giá trị của bản thân.

Kỹ năng tư duy, sáng tạo

Người có khả năng tư duy tốt chắc chắn sẽ luôn biết cách giúp bản thân nổi bật trong tập thể. Bạn có thể tự rèn luyện kỹ năng này bằng cách đọc nhiều sách thay đổi tư duy và học cách áp dụng chúng vào công việc hàng ngày. 

Kỹ năng làm việc nhóm

Để hoàn thành tốt công việc được giao thì khả năng kết nối, hòa hợp giữa các thành viên vô cùng quan trọng. Cả một tập thể dưới sự hướng dẫn của quản lý cùng chung sức để đưa ra được kết quả hoàn hảo nhất. 

ky nang mem la gi tim hieu tat tan tat ve ky nang mem 1 - 2

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng mềm giúp bạn tỏa sáng giữa tập thể và trở thành người quản lý hoặc xa hơn là đảm nhận các chức vụ cao trong công ty. Hãy bắt đầu bằng cách vạch ra kế hoạch, mục tiêu và trau dồi kỹ năng chuyên môn, quản lý công việc một cách tốt nhất.

Kỹ năng học hỏi 

Đây là kỹ năng mà hầu hết các doanh nghiệp đều đòi hỏi ở ứng viên bởi đây là chìa khóa để tạo nên thành công ở môi trường công sở. Tinh thần học hỏi, cầu tiến sẽ là nền tảng vững chắc để bạn trau dồi thêm kỹ năng, nâng cấp bản thân và tạo được cảm tình trong mắt lãnh đạo.

Kỹ năng lập kế hoạch 

Đây là khả năng lập ra kế hoạch, phương pháp, lộ trình nhằm thực hiện hóa mục tiêu đã đặt ra.  Từ đó quản lý tốt quỹ thời gian của bản thân, tránh trường hợp rơi vào thế bị động, bị trì trệ công việc. 

Kỹ năng nhìn nhận vấn đề 

Loại kỹ năng này đòi hỏi bạn biết cách nhận định đâu là điều quan trọng cần phải thực hiện trước tiên hoặc xác định rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Để rèn luyện kỹ năng này, trước hết hãy nghiên cứu qua sách báo, tập các tình huống mẫu và thử áp dụng vào thực tế.

Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Quy luật chung là không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ. Để tránh khỏi những tình huống phát sinh thì bạn cần phải học cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, bình tĩnh nhất có thể.

Vai trò của kỹ năng mềm

Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu thì kỹ năng mềm tác động tới 75% tỉ lệ thành công của một người. Kỹ năng mềm giúp bạn gặt hái được nhiều thành tích trong công việc bởi giúp bạn cải thiện các khả năng như:

  • Trau dồi cách thuyết phục đối tác, khách hàng và những người xung quanh.
  • Ứng xử khéo léo trong các cuộc trò chuyện.
  • Trở thành nhân vật có tầm ảnh hưởng trong các cuộc giao tiếp.
  • Tự tin nói chuyện, trình bày quan điểm cá nhân và kiểm soát toát hành vi trước đám đông.
  • Biết lắng nghe và chia sẻ câu chuyện với mọi người.
  • Biết cách làm việc nhóm, đảm bảo tính hòa nhập trong một tập thể.
  • Biết cách triển khai các vấn đề với đồng nghiệp.
  • Khả năng giải quyết tình huống nhanh gọn khi gặp khó khăn, vượt qua nghịch cảnh.
  • Thích nghi nhanh khi thay đổi môi trường sống.
  • Củng cố tinh thần đoàn kết của đội nhóm công ty, đặt lợi ích chung lên hàng đầu.

ky nang mem la gi tim hieu tat tan tat ve ky nang mem 2 - 3

Thực trạng sử dụng kỹ năng mềm tại Việt Nam

Số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng hàng năm rất cao, nhưng không phải ai cũng trang bị đủ các kỹ năng mềm cần thiết. Từ đó dẫn đến tình trạng khó hòa nhập môi trường mới, không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc năng suất đạt được không cao.

Kết quả khảo sát các nhà tuyển dụng cho thấy thế hệ trẻ hiện nay chỉ vững kiến thức mà thiếu trải nghiệm thực tế. Một phần vì chương trình đào tạo tại các trường đại học chủ yếu tập trung vào các kiến thức chuyên ngành, từ đó sinh viên chỉ chú trọng đầu tư nền học thuật mà ít quan tâm tới việc trang bị kiến thức về kỹ năng mềm. 

Khảo sát tại trường Công nghệ thông tin – ĐHQG TPHCM vào năm 2021 cho biết có tới 98,2% sinh viên tham gia khảo sát biết đến khái niệm kỹ năng mềm và tự nhận thức đây là kỹ năng cần phải rèn luyện nhưng mức độ chủ động tìm cơ hội trau dồi và phát triển kỹ năng cho bản thân lại rất thấp. Có tới 95,3% sinh không chủ động tự tìm tòi hoặc tham khảo các lớp kỹ năng mềm, gần 50% sinh viên cho rằng các hoạt động Đoàn, Hội không giúp các bạn phát triển kỹ năng sống và 18,8% cho rằng học hỏi từ các tiết giảng trên lớp là đủ. 

Lời khuyên đưa ra là ngày từ khi ngồi trên ghế nhà trường, các bạn cần tìm hiểu, trau dồi các  kỹ năng mềm cho sinh viên như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng trả lời phỏng vấn,… để trang bị nền tảng tốt nhất khi đặt chân vào thị trường lao động. 

Trên đây là những kiến thức về khái niệm kỹ năng mềm mà EduHub muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn xác định được đâu là kỹ năng cần thiết và tìm hiểu các khóa học kỹ năng mềm phù hợp nhé!

 

Đánh giá:
4.6/5
BÀI VIẾT HAY CÙNG CHUYÊN MỤC

Những bài viết Eduhub.vn được tổng hợp từ nhiều nguồn như website các đơn vị giáo dục, báo chí, trang tin tổng hợp, chatGPT… Chúng tôi luôn cố gắng mang lại thông tin chính xác và hợp lý để mang lại giá trị cho người đọc.

Nếu bạn cảm thấy thông tin nào chưa chính xác, vui lòng liên hệ với EduHub qua email support@eduhub.vn. Cảm ơn.

Danh sách