Search

So sánh kỹ năng mềm và kỹ năng cứng cực chi tiết

Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng được xem là tổ hợp các kỹ năng rất cần thiết trong công việc và cuộc sống. Vậy kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Đâu là kỹ năng quan trọng hơn? EduHub sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời tại bài viết!

Khái niệm và ví dụ về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm là những kỹ năng được trau dồi thông qua các hoạt động, trải nghiệm từ thực tế. Bạn có thể rèn luyện các loại kỹ năng mềm thông qua sinh hoạt hàng ngày như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe và chia sẻ, kỹ năng quan sát, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng dẫn chương trình, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý thời gian,…

so sanh ky nang mem va ky nang cung cuc chi tiet 1 - 1

Kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng cứng là những kỹ năng được phát triển thông qua chương trình học tập tại trường học hoặc cơ sở giáo dục và được kiểm chứng thông qua các bài kiểm tra, chứng chỉ, bằng cấp. Đa phần các kỹ năng cứng sẽ được áp dụng để hoàn thành tốt công việc được giao. Ví dụ về kỹ năng cứng phải kể đến như: kỹ năng tin học (sử dụng word, excel, powerpoint), kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng lập trình, kỹ năng viết lách, kỹ năng tính toán, kỹ năng xử lý số liệu, kỹ năng sử dụng phần mềm,…

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Tùy vào từng tình huống, tính chất công việc mà bạn sẽ sử dụng kỹ năng cứng hoặc kỹ năng mềm một cách phù hợp. Có thể nói kỹ năng cứng chính là nền tảng cốt lõi, cơ bản để phát triển các kỹ năng mềm. Trong khi đó, kỹ năng mềm đóng vai trò giúp bạn phát huy những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm đang có để khẳng định giá trị bản thân và tạo được thiện cảm trong mắt những người xung quanh.

Tựu trung lại, kỹ năng cứng giúp bạn mở ra một cánh cửa, còn kỹ năng mềm lại giúp bạn mở ra thêm nhiều chân trời mới. Do đó, việc kết hợp kỹ năng cứng và kỹ năng mềm một cách hài hòa chính là chìa khóa dẫn lối tới thành công. 

Kỹ năng mềm hay kỹ năng cứng quan trọng hơn?

Rất khó để đặt kỹ năng mềm và kỹ năng cứng lên bàn cân để so sánh xem kỹ năng nào quan trọng hơn. Bởi tùy vào từng trường hợp hoặc vị trí, tính chất công việc mà cán cân đo lường cũng có sự chênh lệch nhất định.

Kỹ năng cứng chính là nền tảng, yếu tố chuyên môn cần phải có để hoàn thành công việc, từ đó tạo ra thu nhập ổn định. Kỹ năng mềm chính là đòn bẩy kết hợp cùng kỹ năng cứng để tạo sự “thăng hoa” cho một người. 

Ví dụ kỹ năng cứng và kỹ năng mềm dễ hiểu nhất là một nhân viên có chuyên môn rất  giỏi nhưng chỉ có thể làm việc độc lập, không thể làm việc cùng tập thể, đội nhóm thì chắc chắn sẽ không thể nào phát triển trong công việc được. Ngược lại, một người dù rất hòa đồng, được đồng nghiệp yêu mến nhưng không có chuyên môn thì rất khó để hoàn thành tốt công việc được giao khi không nhận được sự giúp đỡ của người khác.

so sanh ky nang mem va ky nang cung cuc chi tiet - 2

Phân biệt kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Để trau dồi kỹ năng cứng và kỹ năng mềm một cách khoa học, việc đầu tiên bạn cần làm là biết cách phân biệt giữa hai khái niệm này.

Tiêu chí so sánh Kỹ năng mềm Kỹ năng cứng
Tầm quan trọng Đóng góp 75% tới sự thành công trong cả công việc và cuộc sống của mỗi cá nhân. Đóng góp khoảng 15-25% vào sự thành công trong công việc của mỗi người.
Bản chất Được thể hiện linh hoạt thông qua cảm xúc, trí tuệ và dễ dàng tùy biến theo môi trường, hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Ổn định, ít thay đổi và có phần hơi cứng nhắc.
Phương pháp rèn luyện – Môi trường, hoàn cảnh sống, thói quen của mỗi người.

– Kinh nghiệm đúc kết thông qua chia sẻ của những người đi trước.

– Tích lũy từ những trải nghiệm thực tế của bản thân. .

– Trau dồi thông qua các lớp học dạy kỹ năng mềm cần thiết cho công việc, cuộc sống.

– Thông qua chương trình đào tạo từ cơ bản tới nâng cao đòi hỏi thời gian học tập dài hạn để áp dụng những gì đã học vào thực tế.

– Trau dồi kiến thức chuyên sâu, bài bản thông qua chương trình tại các trường Đại học, Cao đẳng, cơ sở đào tạo dạy nghề chuyên nghiệp.

Thước đo Không có tiêu chuẩn cụ thể, chủ yếu đánh giá thông qua quan điểm cá nhân của từng người.

Kỹ năng mềm thường được thể hiện qua cách sống, ứng xử, thói quen hàng ngày và giải quyết tình huống thực tế.

Đánh giá bằng các loại bằng cấp, chứng chỉ, chức danh hoặc thông qua các cấp bậc xuất sắc – giỏi – khá – trung bình – yếu bằng các bài test định kỳ.
Chi phí đầu tư Kỹ năng mềm thường được tính bằng quỹ thời gian. Người càng có quyết tâm học tập để trở thành phiên bản tốt hơn, muốn trau dồi thật nhiều kỹ năng thì càng tốn thời gian luyện tập. Học phí đào tạo kỹ năng cứng có sự chênh lệch ở các cơ sở giáo dục, trường học. Và tất nhiên các cơ sở công lập sẽ có mức học phí rẻ hơn so với tư nhân.

so sanh ky nang mem va ky nang cung cuc chi tiet - 3

Như vậy, kỹ năng mềm và kỹ năng cứng có vai trò riêng trong sự thành công của chúng ta. Hy vọng những thông tin được EduHub nêu trên đã giúp bạn hiểu và biết cách trau dồi, kết hợp song song hai kỹ năng này để chinh phục được những nấc thang thành tích tốt!

 

Đánh giá:
4.6/5
BÀI VIẾT HAY CÙNG CHUYÊN MỤC

Những bài viết Eduhub.vn được tổng hợp từ nhiều nguồn như website các đơn vị giáo dục, báo chí, trang tin tổng hợp, chatGPT… Chúng tôi luôn cố gắng mang lại thông tin chính xác và hợp lý để mang lại giá trị cho người đọc.

Nếu bạn cảm thấy thông tin nào chưa chính xác, vui lòng liên hệ với EduHub qua email support@eduhub.vn. Cảm ơn.

Danh sách