Kỹ năng lắng nghe quyết định tới 90% thành công của một cuộc giao tiếp. Vậy kỹ năng nghe trong giao tiếp là gì và học cách lắng nghe hiệu quả ra sao? EduHub và bạn cùng đi tìm câu trả lời nhé!
Kỹ năng lắng nghe là gì?
Khái niệm kỹ năng lắng nghe là quá trình tập trung, chủ động theo dõi câu chuyện để thấu hiểu nội dung, tâm tư của người nói. Từ đó phân tích những gì đã nghe được từ cuộc hội thoại và đưa ra câu trả lời sâu sắc hoặc một lời khuyên ý nghĩa cho đối phương.
Nghe là phản xạ tự nhiên của con người nhưng lắng nghe lại là một kỹ năng quan trọng cần phải rèn luyện trong thời gian dài.
Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe
Trong công việc
Trong môi trường công sở lắng nghe là kỹ năng giúp nâng cao hiệu quả của cuộc giao tiếp bởi dù bạn có làm nghề gì thì vẫn rất cần tới kỹ năng lắng nghe để nói chuyện với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng, đối tác.
Lắng nghe sẽ giúp bạn học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm làm việc được cấp trên truyền đạt hay thấu hiểu được tính cách, tâm tư của đồng nghiệp, khách hàng để giải quyết nhanh chóng vấn đề.
Đối với các nhà lãnh đạo thì kỹ năng nghe sẽ giúp họ hiểu hơn về nhân viên của mình, từ đó đưa ra những thay đổi phù hợp nhằm tạo sợi dây gắn kết giữa tập thể.
Trong cuộc sống
Vai trò của kỹ năng lắng nghe trong cuộc sống được thể hiện thông qua các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Lắng nghe là sợi dây kết nối, góp phần phát triển mối quan hệ tốt đẹp các thành viên trong một xã hội, gia đình. Trong mỗi chúng ta ai cũng có nhu cầu muốn được người khác lắng nghe tâm tư, phiền muộn của bản thân. Thông qua những tương tác lắng nghe này, mỗi quan hệ của bạn và đối phương sẽ trở nên khăng khít hơn.
Mặt khác, lắng nghe cũng được xem là biến pháp giúp giải quyết các tình huống mâu thuẫn một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. khi tập trung lắng nghe, bạn sẽ nắm bắt được vấn đề và thu thập thông tin để nâng cao khả năng tương tác với người đối diện. Từ đó giải quyết xung đột hiệu quả, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Bí kíp rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Mỗi người có một khả năng lắng nghe câu chuyện khác nhau. Các chuyên gia đã cùng bài luận về kỹ năng lắng nghe và đưa ra các nguyên tắc rèn luyện như sau:
Chú tâm vào cuộc giao tiếp
Giao tiếp là hành động đòi hỏi sự tương tác hai chiều. Bạn sẽ không thể hiểu những gì mà đối phương truyền đạt nếu không tập trung lắng nghe câu chuyện của họ.
Vì vậy, điều đầu tiên khi trò chuyện với một người là bạn nên hạn chế những tác động có thể gây xao nhãng như tìm một không gian yên tĩnh để nói chuyện, tắt chuông điện thoại, hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại…
Không được ngắt lời
Muốn rèn luyện kỹ năng nghe tốt, bạn cần phải để cho đối phương có không gian để chia sẻ. Nhiều người có thói quen ngắt lời người khác khiến cho đối phương cảm thấy không được tôn trọng, thậm chí làm ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ của hai bên.
Tốt nhất vẫn là lắng nghe với một thái độ thật nghiêm túc để họ chia sẻ câu chuyện một cách trọn vẹn. Khi tới lượt hội thoại của mình bạn có thể thỏa sức thể hiện quan điểm cá nhân mà không lo ảnh hưởng tới ai khác.
Không áp đặt hay phán xét đối phương
Thêm một nguyên tắc để trở thành người có kỹ năng tốt là cần có tư duy cởi mở, tôn trọng ý kiến của đối phương. Bởi chẳng ai thích nói chuyện với một người có tư tưởng bảo thú, thích lấy ý kiến của mình để áp đặt lên họ cả.
Nếu muốn thật sự hiểu người khác, hãy hạn chế cái tôi của bản thân và trình bày quan điểm của mình ở mức chia sẻ, không phán xét, so bì hơn thua với đối phương.
Biết cách đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi chính trong cuộc trò chuyện cũng là cách giúp cho đối phương hiểu rằng bạn vẫn đang theo dõi câu chuyện của họ. Tuy nhiên cũng cần tích lũy kinh nghiệm đặt câu hỏi sao cho hợp lý nhất.
Lời khuyên cho bạn là nên đặt những câu thể hiện sự đồng tình pha lẫn ngạc nhiên hoặc đưa ra những câu hỏi gợi mở để đối phương tiếp tục chia sẻ.
Thể hiện sự lắng nghe qua ngôn ngữ hình thể
Bên cạnh cách đặt câu hỏi thì bạn có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể để thể hiện với đối phương rằng bạn vẫn đang rất hứng thú với câu chuyện mà họ đang chia sẻ. Một số gợi ý có thể giúp ích cho bạn như biểu cảm ngạc nhiên, xúc động qua khuôn mặt hay các hành động như nắm tay cảm thông khi họ chia sẻ câu chuyện buồn hoặc đổi tư thế ngồi hay gật đầu…
Nêu ý kiến cá nhân
Đôi lúc, đưa ra ý kiến cũng là cách thể hiện sự quan tâm của bạn tới cuộc hội thoại. Bởi lắng nghe tốt không có nghĩa là im lặng suốt hội thoại, điều đó vô tình sẽ khiến đối phương có cảm giác như đang độc thoại và bị tuột cảm xúc.
Thay vào đó, bạn có thể nêu ý kiến cá nhân vào câu chuyện như “Tôi đồng ý”, “Tôi cũng nghĩ vậy”… để khơi gợi cảm xúc hứng thú của đối phương.
Tóm lại, kỹ năng lắng nghe là chính là chìa khóa giúp bạn làm chủ được cuộc giao tiếp. Người giỏi lắng nghe chắc chắn sẽ tạo được thiện cảm trong lòng người đối diện. EduHub hy vọng những khái niệm, ví dụ về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp nêu trên đã giúp bạn tìm được phương pháp rèn luyện hữu ích cho bản thân.