Search

Kỹ năng đàm phán là gì và phương pháp đàm phán bất bại

Kỹ năng đàm phán là kỹ năng sống mà mỗi người chúng ta dù làm bất công việc, ngành nghề nào cũng cần trau dồi, phát triển. Vậy bạn đã hiểu về kỹ năng đàm phán thương lượng làm thế nào để cải thiện kỹ năng này? Trong bài viết này, EduHub sẽ giúp bạn hiểu vấn đề một cách chi tiết!

Kỹ năng đàm phán là gì? 

Kỹ năng đàm phán là khả năng thương lượng, lập kế hoạch, hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp… Trong cả công việc và cuộc sống không thể tránh khỏi những lúc bị mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp. Lúc này, người có kỹ năng thương lượng và đàm phán tốt sẽ biết cách giải quyết tình huống hợp lý và đưa ra những thỏa hiệp vẹn toàn cho cả đôi bên.

ky nang dam phan la gi va phuong phap dam phan bat bai - 1

Vai trò của kỹ năng đàm phán

Trong kinh doanh, kỹ năng đàm phán được sử dụng trong xuyên suốt mọi công việc từ trao đổi hàng ngày tới giao dịch như buôn bán, cho thuê, cung cấp dịch vụ, ký kết hợp đồng… Nhìn chung, kỹ năng đàm phán trong kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

  • Xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt hơn: Một cuộc đàm phán thành công sẽ đem lại hiệu quả tích cực, cả hai bên đều hài lòng và bắt tay ký kết thỏa thuận hợp tác lâu dài.
  • Mang đến giải pháp kinh doanh dài hạn, chất lượng, đáp ứng đủ yêu cầu chung của cả hai phía.
  • Hạn chế những rắc rối, xung đột có thể phát sinh trong tương lai.
  • Kết nối doanh nghiệp với người dùng trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Trong cuộc sống, kỹ năng đàm phán và thuyết phục giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề như:

  • Xử lý những bất đồng trong gia đình một cách ổn thỏa: Mối quan hệ trong gia đình thường gặp trục trặc trong các tình huống phân chia gia tài hoặc những chuyện nhỏ nhặt như phân chia công việc nhà, trang trí nội thất…Nếu mọi người cùng ngồi xuống chia sẻ ý kiến cá nhân và đưa ra thống nhất chung thì sẽ chẳng có mâu thuẫn nào tồn tại cả.
  • Trả giá khi mua sắm hàng hóa: Đối với những mặt hàng không niêm yết giá hoặc khi mua đồ ở chợ, bạn hoàn toàn có thể trả giá với người bán hàng để được hưởng ưu đãi tốt nhất.
  • Được hưởng các ưu đãi, chiết khấu khi thực hiện các giao dịch lớn như mua xe, mua đất, mua nhà… 
  • Cải thiện mối quan hệ tốt giữa các cá nhân xung quanh ta. Ví dụ hay vì hằn học, khó chịu, bạn có thể thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ của bản thân và thảo luận với đối phương cách giải quyết.

Tips cải thiện kỹ năng đàm phán thành công

Hiện có rất nhiều phương pháp rèn luyện kỹ năng đàm phán thuyết phục. EduHub xin giới thiệu một số mẹo được áp dụng phổ biến như:

Tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu

Ấn tượng trong lần đầu tiếp xúc rất quan trọng, vì thế bạn cần tìm cách tương tác thật tốt với đối tác để cuộc thương lượng diễn ra suôn sẻ nhất.

Nếu bạn có khiếu hài hước thì có thể tạo những câu chuyện, tình huống thú vị xen giữa vào các khoảng nghỉ trong cuộc nói chuyện. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bông đùa một cách thái quá vì rất có thể sẽ phản tác dụng đấy!

ky nang dam phan la gi va phuong phap dam phan bat bai 2 - 2

Xác định và bám sát mục tiêu

Trước khi bước vào cuộc đàm phán với đối tác, bạn cần xác định rõ 3 yếu tố: mục tiêu, điều cốt lõi của cuộc thương lượng và giới hạn mà bạn có thể phải từ bỏ thỏa thuận.

Trong trường hợp bên bạn không thể đàm phán thêm bất cứ yêu cầu nào của đối phương hoặc cả hai bên không chấp nhận những điều khoản đã đề ra thì có thể cân nhắc tới chuyện ngưng buổi đàm phán. 

Tìm hiểu chi tiết thông tin đối tác

Chìa khóa cho cuộc đàm phán là bạn hiểu bao nhiêu phần trăm về đối phương. Khi xác định được mục tiêu, những điều có thể hoặc không thể nhượng bộ trong buổi đàm phán của đối phương thì bạn đang làm chủ thế cờ và có những kế hoạch tác chiến phù hợp. Để làm được điều này, thay vì tập trung thể hiện quan điểm của mình, bạn hãy dành thời gian để lắng nghe chia sẻ của đối phương..

Kiểm soát tốt cảm xúc

Đây cũng là một yếu tố giúp bạn đạt thành công trong buổi đàm phán. Có một lưu ý cần nhớ là nếu bạn cảm thấy khó chịu với những yêu cầu của đối phương thì cũng không nên bộc lộ thái độ của mình. Tốt nhất là hãy giữ bình tĩnh, tôn trong đối tác và tập trung nghĩ kế sách đáp trả. 

ky nang dam phan la gi va phuong phap dam phan bat bai 1 - 3

Lắng nghe chia sẻ của đối tác

Bạn hãy chuẩn bị một diện mạo thật chỉn chu, tươm tất, chuẩn bị trước nội dung và thể hiện bản thân là người biết lắng nghe và nhường cơ hội trình bày cho đối tác nhiều để hiểu hơn về họ.

Lắng nghe không chỉ thể hiện sự của bạn tôn trọng dành cho đối phương mà còn giúp bạn hiểu hơn về mục tiêu, phương hướng của họ để có những thỏa thuận hợp lý nhất.

Cẩn trọng khi đưa ra quyết định

Một trong những cách làm chủ cuộc đàm phán là chiếm thế kiểm soát bằng cách chủ động đưa ra lời đề nghị có lợi cho mình. Tuy nhiên nếu bạn chưa chắc chắn về một khía cạnh nào đó thì tốt nhất là không nên đưa ra đề nghị trước. Lời khuyên là hãy cân nhắc thật kỹ để hạn chế những quyết định cảm tính, bạn nhé!

Hy vọng rằng những thông tin về kỹ năng đàm phán được EduHub chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn tự tin giành được ưu thế trong các cuộc thương lượng.

 

Đánh giá:
4.6/5
BÀI VIẾT HAY CÙNG CHUYÊN MỤC

Những bài viết Eduhub.vn được tổng hợp từ nhiều nguồn như website các đơn vị giáo dục, báo chí, trang tin tổng hợp, chatGPT… Chúng tôi luôn cố gắng mang lại thông tin chính xác và hợp lý để mang lại giá trị cho người đọc.

Nếu bạn cảm thấy thông tin nào chưa chính xác, vui lòng liên hệ với EduHub qua email support@eduhub.vn. Cảm ơn.

Danh sách