STEM là chương trình giáo dục hướng tới mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng tích hợp liên quan tới 4 lĩnh vực như toán học, công nghệ, khoa học và kỹ thuật theo mối quan hệ liên môn.
Theo chia sẻ của một số chuyên gia ngành giáo dục, việc ứng dụng STEM vào chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Việt Nam là điều tất yếu vì phương pháp này hướng tới mục tiêu xây dựng, nâng cao chất lượng đào tạo.
Vô vàn khó khăn khi ứng dụng STEM vào giảng dạy tại Việt Nam
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về chiến lược đưa giáo dục STEM vào dạy học, ông Lê Đức Thuận – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết ứng dụng STEM là một giải pháp để hữu hiệu được thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bởi nhiều môn trong chương trình phổ thông có thể liên môn như Toán, Tin học, Công nghệ, Khoa học tự nhiên… giúp học sinh tiếp cận sâu, giải quyết vấn đề tốt hơn và nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong một số môn học nhất định.
Áp dụng giáo dục STEM học sinh sẽ được tự do sáng tạo nên những sản phẩm khoa học đột quá, khơi mầm tình yêu khám phá khoa học. Từ đó nhằm góp phần đảm bảo hoàn thành mục tiêu phát triển năng lực học sinh của chương trình giáo dục phổ thông 2018 và khởi nguồn định hướng cao hơn như tham gia nghiên cứu khoa học.
Ông Thuận cũng chia sẻ thêm việc kết hợp STEM cùng các cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật tại một số trường học trên địa bàn quận đã góp phần thúc đẩy phong trào học tập, nghiên cứu STEM nói riêng và các môn học khác trong chương trình đào tạo nói riêng. Không chỉ là sân chơi bổ ích, các cuộc thi còn là nơi phát hiện và ươm mầm, bồi dưỡng cách học sinh có tố chất, năng khiếu để tham gia các cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp cao hơn, Đồng thời rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống. Trong đó, trường Trung học cơ sở Giảng Võ (quận Ba Đình – Hà Nội) là đơn vị tiêu biểu đạt được nhiều thành tích cao khi ứng dụng giáo dục STEM. Nhà trường đã chủ động tổ chức các hoạt động giáo dục STEM, hướng dẫn đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, định hướng lý thuyết phải luôn đi cùng với thực hành. Từ đó, tạo ra nhiều tác động tích cực góp phần giúp chuyển biến công tác dạy học cho học sinh cơ hội trải nghiệm thực tế.
Hiệu trưởng nhà trường – Cô Tô Thị Hải Yến cho biết, việc tổ chức hoạt động ứng dụng STEM không đơn thuần là chỉ làm toán hay nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên, công nghệ. Bản chất của giáo dục STEM là khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo và phản biện, thông qua đó học hỏi qua các giao tiếp, trình bày ý kiến cá nhân.
Từ đó, Ban giám hiệu Nhà trường xác định STEM là một trong các hoạt động trọng tâm trong giáo dục. Cũng theo cô Yến, Nhà trường đã xây dựng 26 chủ đề theo từng dự án tương ứng từng môn học khác nhau cùng 108 bài học được các tổ đưa vào triển khai. Ngoài ra, tổ chức thêm 36 chương trình hoạt động trải nghiệm học tập thú vị áp dụng xuyên suốt tại 22 câu lạc bộ học thuật của khối 6,7 và 8.
Tuy nhiên thực trạng cho thấy, hiện có rất nhiều hạn chế về cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên khi áp dụng STEM vào giảng dạy.
Ông Thuận cũng chia sẻ thêm, kế hoạch ứng dụng STEM trong giáo dục phổ thông đã được khơi nguồn từ năm 2006 nhưng thời thời điểm hiện tại, việc xây dựng chương trình đào tạo liên quan tới STEM tại nhiều địa phương chưa thật sự khởi khắc.
Bên cạnh yếu tố cơ sở vật chất thiếu thốn và chủ đề bài giảng về nội dung STEM vẫn còn lép vế so với các hoạt động giáo dục khác thì chất lượng đội ngũ giáo viên cũng tác động không nhỏ tới định hướng phát triển giáo dục STEM. Khó khăn lớn nhất là để đảm bảo chất lượng đào tạo đúng chuẩn quốc tế, đội ngũ giáo viên phải nâng cao kiến thức chuyên ngành tích hợp. Không chỉ đơn thuần đảm nhận một lĩnh vực chuyên môn, giáo dục tích hợp STEM đòi hỏi thầy cô phải nắm vững khối lượng kiến thức thuộc 4 lĩnh vực công nghệ, khoa học, hóa học và kỹ thuật, thậm chí kết hợp thêm cả môn Tiếng Anh, Mỹ thuật.
Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường sư phạm chỉ ở mức đặc thù từng môn học. Việc phải chuyển đổi từ dạy một môn nhất định sang một môn tích hợp khiến đa số giáo viên, kể cả thế hệ giáo viên trẻ vừa ra trường lúng túng vì không đáp ứng được kiến thức chuyên môn cùng kinh nghiệm giảng dạy.
Giải pháp giáo dục STEM thuận lợi trong nhà trường
Trước thực trạng một số giáo viên trẻ tốt nghiệp đại học chưa có khả năng ứng dụng STEM vào giảng dạy, cơ sở vật chất của các nhà trường chưa đạt chuẩn ảnh hưởng nhiều đến việc ứng dụng giáo dục STEM ông Thuận đã đưa ra những giải pháp sau:
- Các trường học, cơ sở giáo dục cần chú trọng lên kế hoạch cụ thể nhằm xây dựng chương trình học tập trung tăng tính thực hành ứng dụng STEM với nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào khả năng nhận thức của học sinh. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu khơi gợi ý tưởng, khả năng sáng tạo trong học sinh.
- Chương trình STEM được đào tạo trong nhà trường phải bám sát nội dung môn học. Phải làm sao để khơi dậy tinh thần học tập giúp các em học sinh chủ động nghiên cứu trước bài vở trong sách giáo khoa, đọc thêm tài liệu khoa học để ứng dụng vào thực tiễn.
- Các trường học cần tìm các nguồn đầu tư vững mạnh của Nhà nước từ cấp Phòng hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo cho chương trình ứng dụng STEM để cải thiện cơ sở vật chất, chính sách hỗ trợ giáo viên, chính sách học bổng cho học sinh…
- Đầu tư bồi dưỡng trình độ chuyên môn, khả năng ứng dụng STEM cho đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là thế hệ giáo viên trẻ năng động, nhiệt huyết.
Tóm lại, việc bồi dưỡng về cả chất lượng chuyên môn và khả năng dạy học cho đội ngũ giáo viên là hành động vô cùng thiết thực để chắc cánh cho giáo dục STEM phát triển bền vững hơn nữa tại Việt Nam.